Tiến hóa và địa sinh học Bộ_Cúc

Các loài trong bộ Asterales có lẽ xuất hiện vào thời gian của kỷ Phấn trắng tại phần phía đông siêu đại lục Gondwana[3], trong khu vực ngày nay là Malesia, Úc, New GuineaNew Zealand[3]. Mặc dù các loài còn tồn tại hiện nay chủ yếu là cây thân thảo, nhưng việc giám định các họ cơ bản trong bộ này cho thấy tổ tiên chung của bộ có lẽ là cây thân gỗ.

Các chứng cứ hóa thạch của bộ Asterales là rất hiếm[3] và chỉ thuộc về những kỷ nguyên gần đây, vì thế việc ước lượng chính xác niên đại của bộ này là cực kỳ khó khăn. Phấn hoa trong thời kỳ thế Oligocen đã được tìm thấy đối với các họ Asteraceae và Goodeniaceae[3], còn hạt có niên đại từ các thế Oligocen và Miocen đã được tìm thấy đối với các họ Menyanthaceae và Campanulaceae[3].

Bộ Asterales chứa khoảng 10-17% sự đa dạng của thực vật hai lá mầm thật sự[3][4]. Các hóa thạch có thể gán cho bộ này được biết đến từ thế Oligocen, khoảng 29 triệu năm trước (nhưng về cơ bản chúng chỉ từ nhánh Menyanthaceae-Asteraceae)[3]. Wikström và ctv. (2003) đề xuất niên đại khoảng 96-93 Ma cho nhóm chỏm cây[5], còn theo Bremer và ctv. (2004) thì là 96-93 Ma cho nhóm chỏm cây và 112 Ma cho nhóm thân cây[6], Janssens và ctv. (2009) xác định niên đại cho nhóm thân cây của bộ Asterales tới 104±12,1 Ma và cho nhóm chỏm cây là tới 94±11,2 Ma[7], còn Magallón và Castillo (2009) đề xuất các ước tính khoảng 94 và 84 Ma cho các xác định niên đại hợp lý bù đắp yếu và cưỡng ép cho nhóm thân cây và chỏm cây của bộ Asterales[8].

Một vài họ, đáng chú ý là Campanulaceae và khu vực chứa họ Asteraceae, có các dạng phô bày phấn hoa thứ cấp[9]; Leins 2000[10]; Leins và Erbar (1997)[11] và Leins (2000)[10] cũng như Leins và Erbar (2006, 2010)[12][13] thảo luận chi tiết đáng kể về về sự tiến hóa của các cơ chế phô bày phấn hoa này.

Các fructan (polyme của fructoza) có thể ổn định màng tế bào trong các điều kiện khô hạn và/hoặc băng giá[14].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bộ_Cúc http://www.sciencedirect.com/science?_ob=ArticleUR... http://www3.interscience.wiley.com/journal/1226303... http://www.schweizerbart.de/resources/downloads/pa... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC270571... http://www.els.net/ http://www.phylodiversity.net/dtank/Tank_Lab/Publi... http://www.amjbot.org/cgi/reprint/96/1/349 //dx.doi.org/10.1007%2Fs00018-009-0002-x. //dx.doi.org/10.1016%2Fj.ympev.2009.04.013 http://dx.doi.org/10.1038/npg.els.0003736